Văn hóa & Lãnh đạo
Ngày 01/12/2020
Bình đẳng giới tại Việt Nam và trên thế giới đang có những biến chuyển nhất định trong thời gian qua, cùng VBCWE nhìn lại những con số “biết nói” về thực trang này và cùng chung tay thu hẹp khoảng cách giữa hai giới.
THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%). Một con số đáng chú ý đã chỉ ra hiện nay có đến 72 quốc gia không cho phép phụ nữ mở tài khoản ngân hàng hoặc lấy tín dụng.
Thống kê về thực trạng Bất bình đẳng giới trên thế giới
THỰC TRẠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NƠI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới, hiện thu nhập của nữ giới ít hơn trung bình 3 triệu đồng so với nam giới mỗi năm. Tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3% trong khi nam giới nắm quyền ở vị trí cấp cao giữ một tỷ lệ vượt trội - 77,6%. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ dành nhiều hơn 14 giờ mỗi tuần so với nam giới để làm việc nhà, chăm sóc con cái và người cao tuổi.
Thống kê về thực trạng Bất bình đẳng giới tại Việt Nam
Những con số trên đã một lần nữa chỉ ra rằng, mặc dù nền kinh tế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có những bước tiến mạnh mẽ nhưng bình đẳng giới vẫn đang là một vấn đề nhức nhối khi nữ giới đang gặp phải những rào cản nhất định trên con đường phát triển sự nghiệp và còn tồn tại những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền kinh tế của phụ nữ.
Với sứ mệnh kết nối các doanh nghiệp cam kết thực hiện bình đẳng giới, VBCWE hy vọng chung tay cùng nhau kiến tạo một môi trường làm việc hạnh phúc và truyền cảm hứng thực hiện các mục tiêu tăng quyền kinh tế cho phụ nữ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: World Bank Group, World Economic Forum, VCCI