Có nên tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn từ thị trường?
Doanh nghiệp có nên tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn từ thị trường?
Câu trả lời thường gặp cho câu hỏi trong tiêu đề là: “Không, chúng ta cần tập trung nguồn lực để duy trì hoạt động vượt qua giai đoạn kém sắc của thị trường”
Tuy nhiên câu trả lời thực sự cho câu hỏi trên là: “Tất nhiên, các công ty xuất sắc quan tâm nhiều hơn đến văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế suy yếu”
Trên thực tế, lựa chọn của hầu hết các tổ chức có lẽ nằm ở giữa hai câu trả lời trên.
Thực tế cho thấy rằng bước vào thời kỳ kinh tế suy yếu, tổ chức thường bắt đầu thay đổi cách hoạt động. Các doanh nghiệp tổ chức bắt đầu siết chặt chi tiêu, và sa thải nhiều hơn. Chúng ta đã thấy làn sóng xa thải tại các công ty công nghệ lớn từ năm 2022. Trong báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân khảo sát gần 10,000 doanh nghiệp thực hiện vào quý II năm 2023, cho thấy, 71.2% doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch giảm quy mô sử dụng lao động trên 5%, trong đó 22.2% dự kiến giảm trên 50%. Các quyết định của nhà quản lý dường như tập trung vào các hành đồng nhằm ổn định hoạt động của tổ chức. Có vẻ như, trong tình huống nhu cầu suy yếu, văn hóa doanh nghiệp không còn quan trong.
Không
Thực tế, có một số yếu tố văn hóa có liên quan mà doanh nghiệp có thể (và nên) tập trung trong giai đoanh kinh doanh khó khăn. Nếu doanh nghiệp xử lý điều này một cách đúng đắn sẽ là tiền đề rất vững chắc để họ bứt phá sau khi vượt qua giai đoạn suy yếu của thị trường.
Sa thải
Đây là điều quan trọng. Khi tổ chức phải đối mặt với thị trường suy yếu, họ thường bắt đầu cắt giảm nhiều vị trí và cố gắng hoạt động với một nguồn nhân lực giới hạn trong 2 đến 3 quý hoặc hơn trước khi tăng cường tuyển dụng trở lại. Một số ngành, lĩnh vực không làm điều này, nhưng nhiều ngành khác lại sa thài rất nhiều nhân viên.
Câu hỏi lớn đặt ra cho các tổ chức là liệu có thể thực hiện việc sa thải một cách nhân văn hay không?
Câu trả lời là “hoàn toàn có thể”, nhưng nó cần sự nỗ lực và lòng chắc ẩn. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo cho nhân viên về kế hoạch sa thải trước một vài tháng và khuyến khích mọi người tìm công việc khác. Khi kế hoạch sa thải đến gần, họ tạo điều kiện cho nhân viên nhận thông báo sa thải chính thức tại nhà của họ để có thể tiếp nhận thông tin trong sự thoải mái, và có cơ hội để tự mình đối mặt và xử lý nó.
Một khí cạnh khác của vấn để mà mọi người có thể thấy rõ là sa thải không giúp doanh nghiệp phát triển trong và sau giai đoạn thị trường suy giảm. Theo nghiên cứu từ Havard Business Review đánh giá 4000 công ty đã vượt qua 3 cuộc suy thoái gần nhất. 9% doanh nghiệp hàng đầu phát triển sau 3 năm suy thoải không sa thải nhân sự. Họ điều hành doanh nghiệp một cách vững vàng, lãnh đạo với sự bình tĩnh và đạt được một lực lượng lao động tận tâm và trung thành.
Trải nghiệm
Không ai thích trải qua giai đoạn siết chặt chi tiêu, và thực tế “Làm nhiều hơn nhưng hưởng ít hơn”. Nhưng trong bối cảnh văn hóa, hãy nhớ rằng văn hóa của một công ty bắt đầu bằng trải nghiệm.
Những người ở lại trong công ty sẽ có trải nghiệm khác nhau khi làm việc trong giai đoạn doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn. Bạn cần nắm bắt điều đó và quan tâm tới nhân viên bằng cách đặt nhưng câu hỏi như:
- Làm thế nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ bạn nhiều hơn?
- Bạn nhớ đồng nghiệp, và vị trí nào nhào nhất? Liệu chúng ta có nên thuê họ làm việc bán thời gian hoặc freelance không?
- Bạn có ý tưởng gì để kết nối đội nhóm trong giai đoạn này không?
Bên cạnh đó hãy đảm bảo tính bao trùm trong văn hóa doanh nghiệp của bạn. Đảm bảo rằng tất những người ở lại luôn được quan tâm, được tham gia, được tôn trọng, được lắng nghe khi làm việc và cống hiến cho tổ chức.
Không bỏ lại ai ở phía sau, hãy đặt những người làm việc còn lại vào tình hình và chiến lược hiện tại để thoát khỏi khó khăn trước mắt. Hãy mang lại trải nghiệm cho họ trong việc đóng góp và tham gia vào tầm nhìn lớn hơn về tương lai của tổ chức. Điều này giúp thúc đẩy niềm tin của họ về tổ chức, và khi mọi thứ ổn định, bạn có thể quay trở lại với một văn hóa tốt hơn sẵn sàng đón nhận làn sóng nhân sự tươi mới hơn.
Có nên tập trung vào sự tồn tại của doanh nghiệp?
Câu hỏi này thường tạo ra sự mơ hồ đối với một số người. Trong thực tế, bạn có thể “duy trì hoạt động” và “xây dựng văn hóa” cùng một lúc. Điều này có thể xảy ra, và hàng nghìn công ty đang làm điều đó hàng ngày.
Trong các nghiên cứu của McKinsey & Company cho rằng việc tách biệt khái niệm “Tập trung vào tài chính” và “Tập trung vào văn hóa” là một lựa chọn kém. Văn hóa, khi thực hiện đúng cách, sẽ thúc đẩy khía cạnh tài chính. Điều này còn đúng hơn khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn khó khăn chung của thị trường.
Trong giai đoạn kinh tế suy yếu, nhân viên có thể có ít lựa chọn hơn, một số vị trí sẽ bị tinh giảm, nhiều dự án cần đóng lại nhưng nhiều vị trí vẫn cần phải được duy trì. Nếu trải nghiệm làm việc tại đó là một trải nghiệm tiêu cực, những nhân viên được giữ lại có thể không rời bỏ ngay hôm nay, nhưng họ có thể dùng thời gian làm việc để thực hiện công việc cá nhân. Khi mọi thứ cải thiện một chút, những nhân viên này sẽ bắt đầu thực hiện một cái gì đó mới. Số lượng doanh nghiệp mới nổi lên từ suy thoái là rất nhiều, và nếu tổ chức của bạn không cố gắng bảo vệ văn hóa của mình, bạn có thể không mất người vào ngày mai, nhưng bạn sẽ mất họ.
Tổng kết lại, văn hóa vẫn quan trọng trong trong bất cứ giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế. Nó có thể quan trọng hơn một số khía cạnh khác. Đây là thời điểm thích hợp để tập trung vào việc quan tâm, lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm và liên tục tương tác với nhân viên của bạn.